Jean-Paul Sartre: Existentialismus und Exzess eBook: Gary Cox ...


3. Lưu vong
Năm 1915 lúc lên 10 tuổi Sartre được nhận vào trường Lycée Henri IV gần nhà, cậu bé hầu như không mấy hứng thú với nền giáo dục công lập. Giai đoạn này vẫn chưa đủ để đánh thức điều gì bên trong chàng trai mọt sách, bị chiều hư và khép kín, nhưng rồi không sớm thì muộn nó sẽ tới. Năm 1917 Anne-Marie kết hôn với người mà Sartre ghét: Joseph Mancy và làm rung chuyển toàn bộ thế giới thần tiên của con trai bà.
Đối với Anne-Marie điều này có nghĩa là, rốt cuộc bà không còn bị bố mẹ mình đối xử thiếu tôn trọng, chỉ như một người đàn bà trưởng thành trong gia đình và đồng thời được tự do khỏi mọi đòi hỏi hợp pháp của bố mẹ về cháu trai họ. Mancy – một nhà khoa học rất thực tế, hời hợt, hẹp hòi, xuất thân từ tầng lớp tư sản, người mang lại cho bà nguồn tài chính ổn định cũng như địa vị và sự độc lập tương đối của một phụ nữ đã kết hôn. Nhưng đối với Sartre, nó khơi mào cho cuộc chiến trường kỳ để giành lấy tình cảm của mẹ, nó mở ra một cuộc sống bị lệ thuộc vào một người đàn ông thực dụng, hoàn toàn không thấu cảm nổi sự vô nghĩa của cậu bé, là một lần nữa chuyển nhà tới La Rochelle – thành phố cảng trong vịnh Biscay, và điều tệ nhất là, một ngôi trường mới, đầy chán chường.
Lên 12 tuổi, Sartre đang dần trở thành một cậu thanh niên. Tuổi thơ bình dị mà ông nhắc tới trong Ngôn từ đã chạm tới hồi kết của nó. Thời khắc đã điểm, đã tới lúc ông phải biết tới thế giới thực, đã tới lúc phải trưởng thành nhanh chóng.
Cho đến thời điểm đó, Sartre là một sự tồn tại cho người khác – một khái niệm sau này đóng vai trò trung tâm trong triết học của ông – gần như là theo hướng tích cực. Tồn tại cho người khác lúc đó vẫn mang nghĩa là tồn tại cho những kẻ trưởng thành đã yêu thương sùng bái ông. Sau này ông cho rằng sự tồn tại của mọi mối quan hệ giữa người với người đều là mâu thuẫn – và đạt đến đỉnh điểm trong câu nói có lẽ là nổi tiếng nhất của ông: „Địa ngục, nó chính là những kẻ khác!“ Những mâu thuẫn thật sự đầu tiên của ông, sự chạm trán chân thật đầu tiên với ác quỷ „những kẻ khác“ xảy ra chính trong ngôi trường công lập ở La Rochelle và nó hoàn toàn khác hẳn với những mâu thuẫn bên trong các cuốn truyện tranh cùng những mụ phù thủy độc ác nực cười mà cậu biết.
Những cậu bé ở La Rochelle cực kỳ hung hãn và căm ghét người Đức, bởi họ đã cướp mất đi người bố của chúng trong cuộc chiến tranh thế giới. Chúng rất hay cáu kỉnh và cậu chàng Poulou kiêu ngạo mang kiểu cách tri thức thông minh trở thành mục tiêu dễ dàng.
151 Mind-Blowing Quotes By Jean-Paul Sartre


Đọc thêm:

Giống như một người ghi chép tiểu sử, ta thường cố gắng nhanh chóng miêu tả tình huống này là Sartre đã bị bắt nạt không thương tiếc và sau đó nó biến thành một trong những động lực mạnh mẽ nhất tạo nên tính cách ông. Nhưng ở đây chúng tôi muốn khẳng định rằng ông chỉ nhận lấy phần ác độc và khinh thường, thứ mà những người bạn học tỉnh lẻ, đầy giận giữ, ngỗ nghịch luôn sẵn sàng thảy chúng ra khắp nơi. Ông không còn bị bắt nạt như nhiều đứa trẻ khác vốn đã sống sót trong môi trường xã hội rộng lớn với thể lực tinh thần ổn định. Và chúng tôi muốn ghẹo ông chút ít khi nói rằng, ở một mặt nào đó điều này lại có ích, nó là liều thuốc đắng dù hết đát nhưng đã chữa khỏi căn bệnh kiêu căng ngạo mạn của Sartre.
Một thời gian dài cậu bé Sartre mua lấy cái lòng mong muốn tốt lành hời hợt của bạn học bằng những thanh socola đắt đỏ mà cậu có được nhờ trộm tiền của mẹ. Chàng ta sớm bị bắt quả tang và phải chịu đựng sự khinh miệt đến từ gia đình lần đầu tiên trong đời, bên cạnh sự nhạo báng thiển cận từ những bạn học bị chính gia đình cậu khinh thường.
Cậu tự bịa ra một câu chuyện hoành tráng về chính mình để gây ấn tượng với bạn học cùng lớp, nhưng nó chỉ mang lại cho Sartre cái danh tiếng của một kẻ ưa phóng đại. Thứ duy nhất mà thông qua nó vớt vát chút ít sự tôn trọng miễn cưỡng của bạn đồng môn chính là khả năng sửa lỗi giáo viên, khi họ không được chính xác lắm trong học thuật. Nhưng một đứa trẻ biết nhiều hiểu rộng không bao giờ được những đứa trẻ khác ưa thích.
Năm tháng qua đi, cậu bé dần dần thu mình lại. Cậu cố tránh phải tổn hại sức lực lên những cái đầu ngu ngốc và bắt đầu giữ mồm giữ miệng khi nó định thốt lên những lời lẽ thông minh. Cậu tìm cách tiếp cận tất cả các thư viện có trong thành phố và tập trung vào việc viết lách. Nói ngắn gọn, cậu bắt đầu viết.
Every Word has Consequences. Every Silence, Too. - Spirit Science ...


Đọc thêm:

Cậu chịu đựng La Rochelle và Joseph Mancy – người đã đặt ghánh nặng La Rochelle lên cậu, đến lúc 15 tuổi và cuối cùng được giải phóng nhờ cuộc lưu vong của mình. Mùa thu năm 1920 Sartre trở về quê hương tinh thần Paris, nơi ông có được vị trí xứng đáng trong giới tri thức trẻ Pháp.
Trong các năm tiếp theo, ông không bao giờ nhắc gì nhiều về La Rochelle. Cũng dễ hiểu rằng ông chẳng mấy mặn mà gì với nơi đó. Tuy nhiên cho tới tận ngày hôm nay, thành phố này vẫn hết lòng ngợi ca ông bằng cách đặt tên cho một đại lộ theo tên ông.
Thành phố cảng không bị bóng đen chiến tranh phủ tối La Rochelle không chỉ là liều thuốc đắng cho thói ngạo mạn của ông mà còn mang lại cái nhìn sâu sắc ngay từ rất sớm về mối bận tâm của thế giới. Khi ông trở về Paris, Sartre là một trong số ít những kẻ tự luyến, nhưng đồng thời cùng là kẻ tự tin. Mặc dù ông không bao giờ là người bên lề, ông có thể đã nếm trải hương vị của thứ mang tên người thừa. Và ông biết rõ cái cảm giác phải chịu sự bất công từ người khác.
Hạt giống nổi loạn đã được gieo mầm. Ông bắt đầu ghét giới tư sản, đối với ông nó được cá nhân hóa trong Mancy. Ông ghét cay ghét đắng cái vẻ tự mãn hẹp hòi và sự thiếu sót khả năng tưởng tượng, tính cách ngạo mạn và tin chắc vào tầm quan trọng của bản thân. Sự chán ghét dai dẳng này tác động tới các lựa chọn về lối sống và sau này nhào nặn nên triết học của ông. Annie Cohen-Solal đã viết về nó như sau: „Mọi thứ xoay quanh đứa con hoang thiên tài, một tên khốn avant-garden (tiên phong phá cách sáng tạo) trẻ tuổi đi ra từ những thử thách trong cuộc chiến đang ngày càng khốc liệt hơn, để đối mặt trước một kỷ nguyên mới."
4. Thiên đàng trên mặt đất
Không nghi ngờ gì nữa, việc không chuyển đến ở cùng ông bà ngoại ở Paris đem lại lợi ích cho sự phát triển bản thân của Sartre. Ông quay trở về Lycée Henri IV, tuy nhiên lần này ở dưới vai trò là học sinh thực tập, và chỉ tới thăm ông bà vào mỗi sáng chủ nhật, sau buổi hát lễ ở nhà thờ. Sartre „thay máu“ cho tình bạn , thứ mà ở tuổi 12 cậu chàng đã phá vỡ, đặc biệt là với Paul Nizan.
Sartre và Nizan cùng với những trò đùa và những lời bình luận châm biếm sâu cay trong thời gian ngồi trên ghế nhà trường và giảng đường được xem là bộ đôi trời đánh thánh vật „Nitre và Sarzan“. Nizan trái ngược với Sartre đã vội vàng lớn lên, có vô số thơ ca tiểu thuyết, bài luận được in trên tạp chí và trở thành hình mẫu của sự sáng tạo văn học.     
Jean-Paul Sartre e Paul Nizan | Núcleo Castor | Flickr
Sartre và Nizan đôi bạn thân "phá hoại"
Ở Henri IV mọi thứ xoay quanh những cuộc tranh tài và thành tựu trong học thuật, chính ở đó Sartre như cá gặp nước. Các tài liệu đọc của ông không phải luôn được cập nhật mới nhất - vẫn chưa đủ Proust, nhưng ông bắt kịp rất nhanh và có thể mau chóng bàn luận về Swann trong giờ giải lao cứ như thể đang bàn về một người bạn thân thiết vậy.
Sự thông minh, tính sắc sảo của ông không còn bị khinh thường nữa mà được ngưỡng mộ và chẳng mấy chốc ông có được danh tiếng lừng lẫy. Ông là hình ảnh độc nhất riêng mình, là vai trò mà ông đương nhận. Chưa bao giờ có điều gì giống như một Sartre riêng tư - một mẩu đối lập hoàn toàn với một Sartre của đám đông. Đắm mình hoàn toàn trong vai trò riêng và nhận biết rõ cái Tồn tại-trong-hoàn cảnh hoàn toàn, chúng bây giờ và mãi mãi sau này luôn là con đường-Sartre, một con đường nguyên bản, con đường ngăn trở những điều dở dang.
Lúc đó cũng như bây giờ có rất nhiều trường học cũng như trường đại học trong khu vực xung quanh Boulevard Saint-Michel gần vườn Luxembourg, nổi bật hơn hết là trường đại học nổi tiếng thế giới Sorbonne. Sự hội tụ của nhiều cơ sở tổ chức giáo dục đã tạo cơ hội cho các cuộc tranh đua, sáng kiến mới, sự gặp gỡ giữa những nhà tri thức thiên tài và mạng lưới kết nối nhau. Sartre và đồng môn của ông được khắc lên bia đá theo nghĩa đen bởi thứ mà họ đã thách thức và thứ mà họ muốn trở thành. Bước tiến tiếp theo, Lycée Louis-le-Grand chỉ cách Henri IV vài ba bước chân. Và trường chuyên École normale supérieure (ENS) – một trong những trung tâm nghiên cứu danh tiếng nhất ở Pháp giành cho triết học và các chuyên ngành liên quan cũng như cho mục đích tối thượng của Sartre, nằm về phía nam cách chỉ vài trăm mét.
Thi cử là chìa khóa dẫn tới những tòa nhà vĩ đại này và Sartre cùng với chút vẻ đặc sắc của một kẻ mọt sách trên bước đường thăng tiến trở thành trưởng phòng giáo dục đào tạo Paris đã hăng hái xoay từ ổ này tới ổ khác để từ đó có được vị trí trong tổ chức giáo dục lừng lẫy nhất nước Pháp.
Sartre đọc rất nhiều, ông đọc bất kỳ cuốn sách avant-garde (mang tinh thần tiên phong sáng tạo) nào chạm tới tay ông. Trong tưởng tượng của mình, ông đã trở thành khái niệm „siêu nhân“ của Niezsche, và chỉ có Nizan là có cùng trình độ với ông. Từ lâu ông đã trở thành nhà văn viết tiểu thuyết , nhưng ông còn muốn là một nhà văn vĩ đại, một tượng đài lớn như Dickens hay Proust.
Ở Louis-le-Grand ông học ở lớp của một giáo sự nhỏ con, bị liệt và giàu sức ảnh hưởng Colona d´Istria, người đã đem ông tới những công trình của Henri Bergson. Sartre đã đọc cuốn Thời gian và sự tự do của Bergson cho một bài luận về thời gian và nhanh chóng bị cuốn hút bởi nó. Ông thấy trong Bergson một sự mô tả gần như hoàn hảo về nhận thức riêng của ông và cách thức ông đã trải nghiệm nó. Sartre say mê tìm hiểu sự khác biệt của Bergson giữa thời gian giành cho khoa học và dòng thời gian chảy dài liên tục định hình đời sống tâm hồn bên trong ý thức.
Henri Bergson Quotes. Pictures and Images with Quotes to Inspire You

Qua việc học về Bergson, đầu tiên Sartre phát triển tư tưởng trọng tâm về thời gian: Thời gian và ý thức liên quan chặt chẽ với nhau. Ông tinh lọc hiểu biết của mình về lý thuyết này thông qua nghiên cứu Edmund Husserl và Martin Heidegger – những người lần lượt bị ảnh hưởng bởi Bergson và cuối cùng đưa Bergson vào trung tâm của các công trình của chính mình.
151 Mind-Blowing Quotes By Jean-Paul Sartre

Tuy nhiên sau khi khám phá ra tình yêu giành cho triết học, ông vẫn không từ bỏ tham vọng trước đó của mình – trở thành nhà văn. Ông bị đặt giữa hai sự lựa chọn, triết học và nghiệp văn chương, không thể bỏ rơi bên nào. Thế nên ông quyết định giỏi cả hai thứ và tìm cách kết hợp chúng lại bất cứ lúc nào có thể để chúng bổ trợ lẫn nhau. Ông viết các tác phẩm triết học với những mô tả đậm đà chất liệu cuộc sống, mà khi đọc lên ta ngỡ như đang đâu đó giữa những trang sách văn học. Và ngược lại, ông viết nên những tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch thấm đẫm tính triết lý.
23 of Jean-Paul Sartre's Most Famous Quotes - Art-Sheep

Cuối hạ 1924 Colonna d´Istria viết thư gửi Nizan và chúc mừng bạn bè triết gia của ông đã được nhận vào trường ENS. Ông tự tin rằng họ sẽ trở thành một phần của nhóm „triết gia mới“, những người hứa hẹn sự nghiệp sáng lạn và bằng tài năng sẽ tạo nên một kỷ nguyên mới. Quả thực ông không sai.
Vào năm 1924, ENS là một tòa nhà bẩn thỉu còn sinh viên thì luộm thuộm và chẳng mấy bận tâm tới chuyện vệ sinh cơ thể. Ngược lại đầu óc của họ thì sáng lạn và sắc như dao cũng như luôn trau dồi đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên, như một thường lệ với sinh viên, họ luôn muốn tạo ấn tượng rằng họ đạt được mục tiêu mà không cần phải bỏ công sức gì nhiều. „Thiên tài được tạo ra khi đang ngủ“.
Sau khi Sartre tự rèn luyện cơ bắp trong phòng thế dục trường để đấu quyền anh và đấu vật, từ một Sartre nhỏ bé trở thành một Sartre cứng rắn, vẫn nhỏ bé, một Sartre cơ bắp, nếu không muốn nói là Sartre 6 múi. Ông mang một năng lượng áp đảo và cá tính mạnh. Ông sở hữu khả năng hối thúc bản thân không thương tiếc và làm việc chăm chỉ hàng giờ hàng tuần. Thời kỳ sung sức này kéo dài vài chục năm. Ông đầy tự hào và tự tin. Ông từng nghiêm túc nói với bạn mình Daniel Lagache: „Tôi muốn trở thành người biết tất cả nhiều nhất“, và ông không hề đùa.
Ông nuốt chửng ít nhất là 6 cuốn sách mỗi tuần và quan sát chúng dưới cái nhìn riêng, học thuyết riêng và triết học riêng. Ông làm việc nhiều hơn cần thiết để lưu tên mình vào lịch sử triết học, triết học tổng quát, tâm lý, logic, đạo đức học và xã hội học. Đối với ông tất thảy chúng đều như nhau. Ông bắt đầu vượt qua những bài giảng kiến thức và nhanh chóng nhận ra rằng chúng không đáp ứng đủ trình độ của ông.
Vì vậy ông phải đặt câu hỏi trực tiếp tới những cây đại thụ lớn: Platon, Aristoteles, Descartes và Kant. Ông đào bới tác phẩm của họ để tìm một câu trả lời. Chỉ có Paul Nizan và Raymond Aron có thể bước kịp ông. Đặc biệt Aron trở thành bạn tâm giao của ông cho tới khi Simone de Beauvoir xuất hiện. Aron sau de Beauvoir trở thành nguồn ảnh hưởng triết học „một cách cá nhân“ quan trọng nhất tới cuộc đời Sartre.
Sartre, Nizan và Aron đã quy định các phương pháp nghi ngờ có hệ thống thuộc phái Descartes (Cartesian) quyền lực, chủ nghĩa hoài nghi khoa học. Nếu điều gì đó chưa chắc chắn, nó phải bị bỏ đi cho đến khi ta phát hiện hay tạo nên thứ có thể chịu được tất thảy những cuộc xác minh kiểm chứng gắt gao nhất. Mặc dù hầu hết triết lý của Sartre mâu thuẫn với điểm nhìn của phái Descartes, nhưng ông vẫn ca ngợi Descartes suốt cả đời và tự gọi mình là Post-Cartesianer.
Sartre trở thành một nhân vật huyền thoại đối với đồng môn của ông. Một huyền thoại trong chính buổi giải lao trưa của mình. Ông đem lại khoản lợi lớn cho quán rượu của ENS, mà dưới sự ảnh hưởng của ông đã trở nên lỗ mãng và xấu tính. Trong một buổi biểu diễn mà Sartre đóng một vai quan trọng, thậm chí Edouard Herriot cũng ngồi trong khán phòng, người từng ba lần đắc cử chức Thủ tướng của Cộng Hòa Pháp III và cũng là cựu sinh viên ENS.
Sartre đã viết bản thảo và bài hát, đọc, hát, chơi piano – tất cả, để chế nhạo về lớp thượng lưu, nhóm lãnh đạo, đặc biệt là hiệu trưởng Gustave Lanson. Một bộ ria giả và một quân đoàn danh dự cũng giả nốt khiến người ta liên tưởng tới một hình ảnh hoàn hảo của Lanson. Sartre đã quan sát Lanson, người đã viết cuốn sách gây ảnh hưởng lớn tới phương pháp dạy học ngôn ngữ Pháp và tự gọi mình là người bảo vệ nó. Sự nhạo báng kéo dài lên Lanson đã tạo vết nhơ lên danh tiếng của một cựu chiến binh chính trị, khiến cho ông phải xin từ chức giám đốc vào năm 1927.
Jean-Paul Sartre Quote: “Philosophy which does not help to ...

Sartre lấy làm khoái chí việc lôi giới thượng lưu ra làm trò đùa, hủy hoại nó và nhạo báng nó, và ông cũng giống như nhiều sinh viên khác đã tạo nên phong trào cánh trái mặc dù trước đó không hề nghiêm túc theo đuổi chính trị. Ông tham gia nhiều phong trào chính trị nhưng lại từ chối đứng vào hàng ngũ nào trong số đó. Ông đã và luôn luôn là một nhà tư tưởng quá tự do để trói buộc mình vào bất kỳ đảng phái nào. Trong chính trị ông để mình được định nghĩa bằng những thứ ông chống đối. Từ đó khởi nguồn mối quan hệ rối rắm của ông với đảng Cộng sản Pháp (PCF) trong những năm tiếp theo. Ông thường là một „bạn phượt“ của PCF nhưng chưa bao giờ là một thành viên trọn vẹn, thật sự của nó.
Lần lượt Nizan trở thành thành viên của PCF. Năm 1926 Sartre đi tới Anh, tới vùng Trung Đông và Bắc Phi. Kinh hoàng trước tác động của chủ nghĩa đế quốc Châu Âu, khi trở về ông đã thành một người khác: nghiêm nghị hơn, trưởng thành hơn và một thành viên của tư tưởng Marx. Ông coi những công việc ở ENS là trò hề của giới tri thức tư sản đặc quyền, những kẻ giết thời gian trên công sức của những công nhân nghèo đói, bị áp bức bóc lột.
Nizan kết hôn vào đêm Giáng sinh năm 1927 cùng với Henriette Alphen và nhanh chóng ông bị bắt gặp – Ôi nỗi kinh sợ của mọi nỗi kinh sợ hiện sinh -, cái cách ông đẩy chiếc xe đẩy trẻ con đi qua vườn Luxembourg. Sartre và ông vẫn là bạn của nhau, nhưng cái cặp đôi trời đánh thánh vật Nitre-Sazan giờ chỉ quá khứ. Sau khi Nizan tách ra khỏi ông, Sartre sẵn sàng bắt đầu một mối quan hệ trung tâm trong cuộc đời mình...     
 (Còn tiếp)