FEATURED:

JOB HOT ĐẶC BIỆT - Job xịn, lương cao, đãi ngộ tốt!!!

Phát Triển Sự Nghiệp

Những lý do khiến nhân viên nghỉ việc

Dễ dàng nhận thấy khi nhân viên nghỉ việc, họ không bao giờ nói lý do thực sự. Có thể có nhiều lý do như họ cảm thấy không phù hợp với công việc, không đáp ứng được yêu cầu công việc, không hòa hợp với văn hóa và môi trường của công ty. Ngoài ra còn có những lý do cá nhân khác như kết hôn, học thêm, có thời gian nghỉ ngơi… Đây đều là những lý do ôn hòa và không làm mất lòng. Thế nhưng với tư cách là một quản lý, bạn cần biết rõ những lý do để có thể giữ chân nhân viên và tránh các trường hợp khác xảy đến. Dưới đây là những lý do khiến nhân viên nghỉ việc mà bạn thường gặp nhất:

1. Mối quan hệ bất hòa với đồng nghiệp

Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất để xác định mức độ nghỉ việc của nhân viên. Đồng nghiệp là người mà bạn dành phần lớn thời gian của họ để “sống và làm việc” cùng nhau. Đồng nghiệp là những người ngồi cùng bàn, tương tác, làm việc nhóm, có chung một tâm trạng và là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường làm việc của mỗi nhân viên.

Một trong những dấu hiệu cho thấy nhân viên có đang hài lòng với công việc của mình hay không dựa vào việc anh ta có những người bạn tốt, những người anh chị em thân thiết trong công ty hay không. Ban lãnh đạo cần thận trọng, can thiệp kịp thời khi có phát sinh để tránh hậu quả không tốt.

ly-do-nghi-viec-bat-hoa-voi-dong-nghiep
Bất hòa với đồng nghiệp là lý do dẫn tới nghỉ việc của nhân sự

2. Không còn tin tưởng vào cấp trên là lý do khiến nhân viên nghỉ việc

Cấp trên là một phần không thể thiếu trong công việc của nhân viên. Nếu mâu thuẫn giữa nhân viên và cấp trên xẩy ra, họ sẽ không thể làm việc thoải mái. Nhân viên không nhất thiết phải làm bạn với sếp, nhưng họ phải có mối quan hệ nhất định để công việc được thuận lợi.

Sự không hài lòng với sếp có thể trực tiếp hủy hoại niềm đam mê, sự tự tin và cam kết làm việc của chính bạn. Một khi nhận thấy không còn tiếng nói chung với sếp, nhân viên sẽ nghỉ việc để tìm kiếm hướng đi mới. Theo nhiều khảo sát thống kê trên thế giới, bất hòa với sếp là nguyên nhân số một khiến nhân viên nghỉ việc.

mau-thuan-voi-sep-khien-nhan-vien-nghi-viec
Mẫu thuẫn với Sếp là nguyên nhân lớn khiến nhân viên nghỉ việc

3. Công việc của họ không được tự quyết và độc lập

Mỗi người đều có một “cái tôi” riêng, và nếu có những ràng buộc quá lớn sẽ gây ra sự gò bó và khó chịu. Mỗi người đều có chuyên môn và khả năng chịu trách nhiệm về công việc của mình. Người quản lý có tầm nhìn là người biết thiết lập mục tiêu và cho phép cấp dưới làm việc một cách thoải mái. Bất kể bạn đảm nhận công việc gì bạn phải luôn tạo điều kiện cho nhân viên làm việc tích cực và sáng tạo. Nhân viên hài lòng với cái tôi và bạn cũng có đủ thời gian để làm những việc khác.

4. Không còn phù hợp với văn hóa của công ty là lý do khiến nhân viên nghỉ việc

Văn hóa doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với người lao động. Tổ chức tôn trọng, đối xử công bằng với nhân viên và có các chế độ đãi ngộ hay không? Ban lãnh đạo có quan tâm đến đời sống cá nhân của nhân viên hay không? Công ty có tổ chức các sự kiện, hoạt động và xây dựng đội nhóm để tạo môi trường làm việc tốt cho họ không? Nhân viên của bạn có cảm thấy hạnh phúc khi làm việc cho công ty hay không?

Nhân viên cần sự minh bạch, công bằng tại nơi làm việc, và một lộ trình phát triển rõ ràng. Văn hóa doanh nghiệp chính là yếu tố giúp duy trì sự gắn bó lâu dài của nhân viên.

Xem thêm bài viết Làm gì khi đồng nghiệp nghỉ việc?

5. Cấp trên không nhìn nhận và đánh giá đúng thực lực của nhân viên

Nếu công ty có chính sách đãi ngộ rõ ràng, điều này có nghĩa là người lao động được trả lương cao và hưởng các chế độ tốt. Trong lĩnh vực quản lý nói chung, trước hết người quản lý cần hiểu rằng để tạo ra một nhân viên giỏi, trước tiên bạn phải là một người sếp tốt. Nếu bạn là một nhà quản lý tài năng, hiểu và đánh giá được năng lực của nhân viên. Đồng thời xây dựng phong cách quản lý phù hợp, chắc chắn bạn sẽ giúp nhân viên gắn bó lâu dài.

danh-gia-nhan-vien-dung-dan
Cấp trên cần đánh giá nhân viên đúng đăn và hợp lý

6. Công việc không có gì mới mẻ và buồn chán

Không ai muốn làm một công việc nhàm chán mỗi ngày. Nếu công ty bạn có những nhân viên như vậy, bạn cần sớm giúp họ tìm lại cảm hứng. Mọi người đều muốn làm những gì họ thích. Nếu bạn không thể truyền cảm hứng cho nhân viên của mình, chắc chắn họ sẽ sớm rời bỏ bạn và tìm đến một người quản lý nhiệt huyết khác.

Xem thêm bài viết 4 lưu ý cần cân nhắc khi chuyển việc

Một quản lý giỏi là người biết cách giữ chân nhân viên. Bạn không thể suốt ngày thuê nhân viên mới mà không hiểu tại sao nhân viên lại thay phiên nhau xin nghỉ. Sẽ có nhân viên nói cho bạn biết lý do họ rời bỏ công ty, nhưng xu hướng chung của nhân viên thường là “nhẹ dạ cả tin” và sẽ nói những lý do hoa mỹ để che đậy lý do thật. Do đó bạn cần phải có cái nhìn tổng quan để tránh làm mất đi nhân viên của mình.

Bài viết liên quan:

Xem thêm Top các việc làm lương cao tại freeC

viec-lam-luong-cao-tai-freec
Related posts
Kinh nghiệm phỏng vấnKỹ năngPhát Triển Sự Nghiệp

Cách trả lời mail xác nhận phỏng vấn và 4 ví dụ rõ ràng

Phát Triển Sự Nghiệp

Quy trình Acecook tuyển dụng như thế nào? Đánh giá ưu và nhược điểm

Phát Triển Sự Nghiệp

Bia Saigon tuyển dụng thế nào? Kinh nghiệm ứng tuyển SABECO

Kinh nghiệm phỏng vấnPhát Triển Sự Nghiệp

Cách trả lời bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh